GIÁ XĂNG DẦU TĂNG, SỰ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH VẬN TẢI VÀ NHỮNG
CÂU HỎI ĐANG ĐẶT RA
KHÁNH TOÀN
Thời gian gần đây các mặt hàng độc quyền đua nhau tăng giá, đổ gánh nặng lên đầu người dân và doanh nghiệp: Điện tăng giá 5% từ 1/7; Nước sạch tăng 25% từ 12/7; Ga tăng 52.000đ/bình từ 01/8; Rồi đến viện phí tăng, học phí tăng và cả truyền hình cáp cũng tăng từ 88.000đ/tháng lên 110.000đ/tháng từ tháng 9/2012, nhưng tăng nhiều lần nhất là xăng, dầu – một mặt hàng thiết yếu liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế và đời sống người dân.
Nếu tính từ tháng 3/2012 đến 8/2012 xăng dầu đã có 5 lần tăng và 5 lần giảm giá. Đặc biệt, từ ngày 20/7 đến 13/8 giá xăng điều chỉnh tăng 3 lần. Tổng giảm = 3.200đ, tổng tăng = 5.400đ, mức tăng gần 12%.
Qua 3 đợt tăng giá trong vòng 23 ngày: 20/7; 1/8 và 13/8. Ta thấy về hình thức việc tăng giá không vi phạm quy định, vì mỗi lần tăng đều “cách nhau hơn 10 ngày và biên độ điều chỉnh không vượt quá 7% ” như quy định của Bộ Tài chính. Nhưng dư luận thì xôn xao và nhân dân bất bình vì cho rằng có sự liên kết độc quyền, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang lợi dụng cơ chế để xé nhỏ biên độ tăng giá, đã tác động mạnh đến sản xuất và đời sống nhân dân và dư luận cũng đang đòi hỏi các bộ, ngành liên quan cần sớm có câu trả lời.
Luật giá vừa được Quốc hội thông qua có hiệu lực từ 1.1.2013 và Pháp lệnh giá đang được thực hiện quy định rất rõ là: Xăng dầu cùng với điện, nước, hàng không là sản phẩm độc quyền. Và thực sự bản chất thị trường xăng dầu của ta chưa phải đã hoạt động theo cơ chế thị trường.
Các nước thả nổi hoàn toàn thị trường xăng dầu trên nguyên tắc doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường tối đa không quá 12%. Nhưng ở Việt
Dư luận đang đòi hỏi Bộ Tài chính và Bộ Công thương cần làm rõ tại sao lại để cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tự điều chỉnh giá trong bối cảnh thị trường xăng dầu chưa có cạnh tranh thực sự? Tại sao không công khai giá vốn bán hàng, chi phí, số lượng và giá các lô hàng nhập khẩu? Tại sao không có doanh nghiệp đầu mối và cây xăng nào bị rút giấy phép kinh doanh khi găm hàng chờ tăng giá? Chúng ta đã có giải pháp gì để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước hoạt động trong lĩnh vực này để Việt
Xăng dầu luôn chiếm từ 40-45% trong giá cước vận tải. Sự biến động liên tục về giá xăng dầu thời gian qua đã tác động mạnh đến vận tải và ảnh hưởng đến các ngành kinh tế. Hàng loạt dịch vụ và hàng hoá đã tăng giá ngay sau khi tăng giá xăng dầu gây áp lực lớn đến sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Riêng đối với vận tải, đợt tăng giá 20/7 và 1/8 đã làm cho giá cước tăng lên khoảng 7%. Nhưng từ thực tế nhu cầu luân chuyển hàng hoá và sự đi lại của nhân dân có giảm nên hầu hết các doanh nghiệp vận tải vẫn cố gắng giữ giá. Mặc dù một số doanh nghiệp có thể không có lợi nhuận thậm chí “ăn” vào vốn. Hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người lao động rất khó khăn. Thêm vấn đề nữa là mỗi lần điều chỉnh giá, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan chức năng, phải in vé, điều chỉnh đồng hồ hoặc phải thoả thuận lại hợp đồng với khách hàng nếu là vận tải hàng hoá...rất mất thời gian và tốn kém tiền bạc.(Tập đoàn Mai Linh 2 lần điều chỉnh đồng hồ tính tiền cho 12 ngàn xe taxi trên toàn quốc mất 6 tỷ đồng).Vì vậy Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam luôn khuyến cáo các thành viên của mình mỗi khi giá xăng dầu tăng tới giới hạn +- 10% thì mới điều chỉnh giá cước và phải tính toán đủ các yếu tố đầu vào để điều chỉnh. Không lợi dụng khi xăng dầu tăng giá để kiếm lời, gây khó khăn cho người dân và cho nền kinh tế; Phải thực hiện đúng các quy định tại Thông tư số 129/2010/TTLT-BTC-GTVT, thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải “ Hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải đường bộ và giá dịch vụ hỗ trợ đường bộ”. Khi giá xăng dầu tăng chưa tới giới hạn đó thì cố gắng tiết kiệm chi phí, giữ giá để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng và xã hội.
Hiện chúng ta đang có 2 công cụ để điều tiết thị trường đó là: Quỹ bình ổn giá xăng dầu do người tiêu dùng góp để “bình ổn” khi giá có sự tăng giảm bất thường và Thuế nhập khẩu xăng dầu để khi xăng dầu thế giới tăng ta giảm thuế và khi giá thế giới giảm ta tăng thuế. Nhưng không hiểu tại sao lúc này ta không sử dụng các công cụ đó? Thiết nghĩ: Ta giảm nguồn thu tiền thuế, nhưng giá cả bình ổn, doanh nghiệp làm ăn tốt hơn, sản xuất phát triển thì việc thu ngân sách sẽ hơn nhiều lần số giảm thu của thuế; Lòng dân sẽ yên hơn, an sinh xã hội bảo đảm hơn./.