Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam (VATA) được thành lập tại Quyết định số 552/QĐ/TCCB-LĐ ngày 22/3/1996 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Quyết định số 197/TCCB-TC ngày 01/6/1996 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ. Đến nay đã trải qua trên 15 năm xây dựng và trưởng thành.
Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các cá nhân, tổ chức của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực vận tải ôtô hoặc có liên quan đến ngành, lĩnh vực vận tải ôtô, tự nguyện thành lập, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quảng bá dịch vụ, hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế trong lĩnh vực vận tải ôtô trong phạm vi cả nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các hội viên, góp phần xây dựng và phát triển bền vững ngành, lĩnh vực vận tải ôtô của Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
I. TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CỦA HIỆP HỘI VẬN TẢI Ô TÔ VIỆT NAM
1. Tổ chức của Hiệp hội
Hiệp hội hiện có Văn phòng cơ quan TW đóng tại Hà Nội, bốn Cơ quan đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và cơ quan đại diện Tây Nguyên tại Gia Lai. Có 1 Trung tâm đào tạo nghề lái xe và Tạp chí Vận tải ôtô ra định kỳ hàng tháng.
Tổ chức cơ sở của Hiệp hội hiện có 43 Hiệp hội cơ sở cấp tỉnh và khu vực, bao gồm trên 1.300 doanh nghiệp hội viên đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Qua 3 kỳ Đại hội, Ban chấp hành nhiệm kỳ III ( 2008 - 2013 ) có 46 uỷ viên, 19 uỷ viên Ban Thường vụ (1 Chủ tịch và 4 Phó chủ tịch) hầu hết là các Kỹ sư, các doanh nhân, các nhà quản lý các Tổng công ty, các Tập đoàn kinh tế, các công ty vận tải ôtô trên lãnh thổ VN.
2. Chức năng chủ yếu của Hiệp hội
- Tuyên truyền, vận động, tập hợp hội viên cũng như các tầng lớp nhân dân tham gia góp phần tích cực vào công tác phát triển bền vững của ngành, lĩnh vực vận tải ôtô trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên trong các hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực vận tải ôtô hoặc liên quan đến vận tải ôtô trên phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
- Tư vấn phản biện về ngành, lĩnh vực liên quan đến các công việc thuộc về công tác phát triển ngành, lĩnh vực vận tải ôtô theo quy định của pháp luật; làm cầu nối giữa các hội viên, thành viên của Hiệp hội với các cơ quan hữu quan nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến sự phát triển bền vững về ngành, lĩnh vực vận tải ôtô trong khuôn khổ pháp luật quy định.
3. Nhiệm vụ chủ yếu của Hiệp hội
- Tập hợp, đoàn kết các thành viên trong Hiệp hội để xây dựng, phát triển HH vững mạnh, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của HH nhằm phát triển ngành, lĩnh vực vận tải ôtô trên phạm vi cả nước; đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động công tác khác theo quy định của pháp luật để góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
- Đại diện, làm đầu mối liên hệ cho hội viên trong việc nghiên cứu, tổng hợp ý kiến của các hội viên để tham gia, kiến nghị với các cơ quan nhà nước về các chủ trương, chính sách, các biện pháp liên quan đến ngành, lĩnh vực vận tải ôtô theo quy định của pháp luật; hỗ trợ hội viên về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này nhằm tạo điều kiện phát triển bền vững ngành, lĩnh vực vận tải ôtô của Việt Nam.
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp và tổ chức giúp đỡ cho hội viên theo khả năng các nguồn lực của Hiệp hội trong khuôn khổ luật pháp của nước CHXHCNVN; tạo điều kiện để các đơn vị, tổ chức là hội viên tiếp cận với các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật.
II. MỘT VÀI NÉT HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI TRONG 15 NĂM QUA
1. Phát triển hội viên, đổi mới nội dung sinh hoạt các tổ chức cơ sở.
Từ 73 hội viên khi mới thành lập, đến nay Hiệp hội Vận tải ôtô VN đã có 43 Hiệp hội cơ sở cấp tỉnh và khu vực, trên 1.300 DN hội viên, trong đó có gần 700 ct Cổ phần; hơn 400 HTX; Số còn lại là các hội viên Bến xe khách, Trường đào tạo lái xe, Công ty Bảo hiểm, Công ty xăng dầu và trạm đăng kiểm ôtô.
Đa số Hiệp hội cơ sở giữ được nền nếp sinh hoạt toàn thể hội viên và BCH, trong sinh hoạt, tập trung vào những vấn đề thiết thân của DN để phản ánh với cơ quan quản lý nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn trong SXKD, tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề để giải quyết những bức súc của DN như về biển báo hiệu, tải trọng cầu đường, hoạt động của các trạm kiểm tra tải trọng xe, các trạm thu phí cầu đường, các thủ tục hành chính chưa phù hợp v... v...
2. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền hướng dẫn hội viên thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của hội viên đã giúp cho Hiệp hội thực sự là cầu nối giữa các doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước, là nơi dựa tin cậy của các hội viên.
Đây là một nhiệm vụ luôn được Hiệp hội đặt thành công tác trọng tâm, thường xuyên nhằm bảo vệ quyền lợi của hội viên ngay từ khi xây dựng các văn bản và cả trong quá trình tổ chức thực hiện. Đó là việc tham gia xây dựng các Nghị định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) thuộc lĩnh vực vận tải đường bộ. Tháng 11/2010, Hiệp hội đã tham mưu để Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI phối hợp với Bộ GTVT tổ chức hội nghị đối thoại giữa Lãnh đạo Bộ GTVT và các cơ quan tham mưu của Bộ và Tổng cục ĐBVN với đại diện các doanh nghiệp và Hiệp hội cơ sở trong toàn quốc để tham gia ý kiến vào các văn bản QPPL đề nghị được sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa phù hợp trong lĩnh vực vận tải đường bộ. Hiệp hội đã kiến nghị với Chính phủ về chính sách bình ổn giá xăng dầu; Chính sách thuế nhập khẩu và các loại phí về ôtô để giá xe ôtô của VN không quá đắt như hiện nay.
Đối với công trình BOT, Hiệp hội Vận tải ôtô VN đồng tình với việc tranh thủ các nguồn vốn để làm mới và nâng cấp cầu, đường bộ trong khi năng lực tài chính của nhà nước có hạn. Tuy nhiên nhà nước cần có những quy định chặt chẽ, cụ thể, khách quan về các công trình này. Các công trình BOT phải có tác dụng cải thiện hệ thống đường bộ, nâng cao chất lượng giao thông, tránh manh mún, chắp vá và lạm dụng để thu tiền không tương xứng với nguồn vốn đầu tư.
Nhằm tăng cường phối hợp trên tinh thần tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau giữa Tổng cục ĐBVN và Hiệp hội VTOT Việt Nam. Ngày 15/7/2010, Hiệp hội Vận tải ôtô VN và Tổng cục ĐBVN đã ký quy chế phối hợp giữa Tổng cục và Hiệp hội.
3. Đảm bảo ATGT, một nhiệm vụ trọng yếu đã được HH phối hợp với các cơ quan chức năng và các DN thực hiện.
Đảm bảo ATGT vừa có tính xã hội vừa có tính kinh tế trong hoạt động của DN vận tải ôtô, bảo đảm được an toàn, làm giảm chi phí vận tải, tăng hiệu quả SXKD và nâng cao uy tín , thương hiệu của doanh nghiệp. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, Hiệp hội VTOT Việt Nam đã nhiều lần phối hợp với Văn phòng thường trực UB ATGT Quốc gia, với Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), Cục ĐBVN (nay là Tổng cục ĐBVN), Cục Cảnh sát GTĐB-ĐS tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo như: “DN Vận tải ôtô với ATGT đường bộ”, “An toàn giao thông với doanh nghiệp Vận tải ôtô, trách nhiệm của chủ DN”.
Trong những năm gần đây, ngoài việc tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về vận tải đến các doanh nghiệp hội viên, Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam còn phối hợp với Văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia, Tổng cục ĐBVN, Cục CSGT ĐB-ĐS và Đài truyền hình TW tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật GTĐB, Liên hoan băng hình toàn quốc về ATGT tại Hà Nội đạt kết quả tốt.
Hưởng ứng NQ của LHQ về “Thập kỷ hành động vì ATGT đường bộ toàn cầu 2011-2020” , Hiệp hội đã phát động phong trào thực hiện “ 6 không ”:
Không chạy quá tốc độ quy định - Không chạy lấn làn đường - Không chở quá tải trọng - Không uống bia, rượu trong khi làm nhiệm vụ - Không chở hàng cấm và hàng dễ cháy nổ trái phép - Không điều khiển xe khi xe không đảm bảo kỹ thuật.
Trong tháng 9/2011, HH đã tổ chức 5 lớp bồi dưỡng cho gần 1000 cán bộ để về tập huấn cho công nhân lái xe tại các doanh nghiệp, tại 3 khu vực ( Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh ) về: Truyền thống ngành VTOT; về quản lý Nhà nước đối với ngành VTOT; về nghiệp vụ vận tải và an tòan giao thông.
Hiệp hội còn thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao đạo đức người lái xe kinh doanh vận tải trong cơ chế thị trường, tham gia các ý kiến về lập lại trật tự vận tải, kiến nghị nhanh chóng thay đổi cơ chế khoán để người lái xe chuyên tâm hơn nữa vào nhiệm vụ bảo đảm ATGT.
4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải ôtô trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong những năm qua, Ngành vận tải ôtô có tốc độ phát triển rất nhanh nhưng cũng bộc lộ những tồn tại, làm hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nắm bắt được thực trạng tình hình và nguyện vọng của DN, Hiệp hội đã phối hợp với VCCI tổ chức hội thảo “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN vận tải ôtô trong hội nhập kinh tế quốc tế ” Tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế đã cung cấp cho các DN những thông tin kinh tế, những nội dung cần phải có trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hiệp hội còn phối hợp với Tổng công ty Công nghiệp ôtô VN tổ chức hội thảo “Đổi mới phương tiện vận tải ôtô để hội nhập kinh tế quốc tế”. Thông qua các cuộc hội thảo, giúp cho DN có cái nhìn tổng thể hơn về thực trạng tình hình DN hiện nay và những việc cần làm khi tham gia hội nhập. Hiệp hội còn tích cực tham gia ý kiến đồng thời tăng cường tuyên truyền, phổ biến các Nghị định, các Hiệp định song phương và đa phương mà VN đã ký kết với các nước trong khu vực, nhất là chính sách thuế khi gia nhập WTO. Vừa qua, Hiệp hội VTOT Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao cho Hiệp hội phát hành bảo lãnh để thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi cho người và hàng hoá qua biên giới giữa các nước tiểu vùng sông Mê Kông (GMS). Hiệp hội đã chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, mở tài khoản tại Ngân hàng ngoại thương và tiến hành, ký thoả thuận với các cơ quan bảo lãnh của Lào, Thái Lan và Hải quan VN.
III- Một số Hội viên trực thuộc Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam:
1. Công ty CP Vận tải ôtô Số 1: Phường Quán Toan, Quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.
2. Công ty CP Vận tải ôtô Số 2: 62, Hoa Lâm, Việt Hưng, Quận Long Biên, Hà Nội.
3 Công ty CP Vận tải ôtô Số 4: Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
4 Công ty CP Vận tải ôtô Số 5-: Phường Quán Bàu, Tp Vinh, tỉnh Nghệ An
5 Công ty CP Vận tải ôtô Số 6: 75, Nguyễn Lương Bằng, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng.
6 Công ty CP Vận tải ôtô số 8-: Km 9, Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội.
7 Công ty CP Vận tải ôtô số10: 3/1 Đường Dương Tự Minh, Tp Thái Nguyên.
8 Công ty CP Vận tải Vinamôtô: 35b, Nguyễn Huy Tưởng, Quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội.
9 Công ty CP Đầu tư & Phát triển vận tải: Phố Cảm Hội, Quận Hai Bà Trưng, Tp Hà Nội.
10- Cty TNHH xe Buýt Hải Âu, Hải Phòng:
11- Cty CP Tập đoàn Hoàng Long: Số 5, Phạm Ngũ Lão, Quận Ngô Quyền, Tp Hải Phòng.
12 - Cty CP Tập đoàn Mai Linh: 66-68, Hai Bà Trưng, Quận I, TP Hồ Chí Minh.
13 - Cty CPVT Thuỷ bộ tỉnh Yên Bái: Phường Nguyễn Thái Học, Tp Yên Bái.
14- Cty Quản lý Bến xe-tàu-phà Cần Thơ: 13, Phan Đăng Lưu, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
15- Trường Trung cấp nghề cơ giới Đường bộ: Xã Cộng Hoà, H Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
16- Cty Cao su Phùng Cường:
17- Cty CP Viễn thông Vạn Xuân (GPS): Xóm Đình, xã Tân Triều, Thanh Trì, Tp Hà Nội.
18- Cty TNHH Quốc tế FAW Việt Nam: Số 4, BT3-Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội. WWW.faw.com.vn