Tại cuộc họp báo chiều 31-7, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan quản lý doanh nghiệp nhà nước ( DNNN), nợ xấu ngân hàng và điều hành giá xăng dầu.
Trả lời báo chí về vấn đề giá xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, Bộ đã có công văn giao cho DN kinh doanh xăng dầu đầu mối được quyền quyết định giá theo biên độ và tần suất căn cứ trên quy định tại Nghị định 84 và Thông tư 234.
Vừa qua, các DN đã thực hiện điều chỉnh giá căn cứ vào chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán lẻ hiện hành. Tuy nhiên, thời gian tăng giảm giữa hai lần tối thiểu là 10 ngày. “Doanh nghiệp được quyền quyết định nhưng biên độ điều chỉnh không vượt quá 7%”- bà Mai nhấn mạnh.
Trước khi tăng giá xăng dầu, DN phải đăng ký giá với cơ quan quản lý giá của Bộ Tài chính. Trong trường hợp cần thiết, liên Bộ Tài chính- Công Thương sẽ có biện pháp về giá, thuế và trích quỹ bình ổn. Các DN đang thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7 này, Chính phủ đã thảo luận về dự thảo Nghị định Phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và vốn Nhà nước đầu tư vào DN.
Nghị định này sẽ phân định rõ hơn quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của từng cấp, từng cơ quan trong thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với DN có vốn nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Trong đó, có thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh, các bộ kinh tế tổng hợp (Tài chính, KH&ĐT, Nội vụ, LĐ,TB&XH), Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị doanh nghiệp, Tổng Cty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước và người đại diện phần vốn nhà nước tại DN.
Theo đó, xác định rõ cơ quan đầu mối trong thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước là bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh. “Tuy nhiên, tinh thần chung là không quay lại chế độ bộ chủ quản trước đây”- ông Đam nói.
Hà Nhân - Cao Nhật
Theo một nguồn tin của Tiền Phong, trước kiến nghị điều chỉnh tăng giá xăng của một số doanh nghiệp, liên bộ Tài chính - Công Thương đã họp bàn xem xét.
“Mức giá doanh nghiệp đăng ký tăng là từ 900 đến 1.000 đồng/lít trong biên độ được phép. Nếu không tăng giá thì doanh nghiệp sẽ lỗ ở mức tương đương trong khi công văn trước đó đã cho phép doanh nghiệp tự định giá căn cứ vào biến động thế giới, giá cơ sở” - Nguồn tin này cho hay và xác nhận trước sự xem xét này, ngay khi nhận được văn bản chấp thuận, nhiều khả năng doanh nghiệp kinh doanh đầu mối sẽ điều chỉnh tăng giá xăng với mức trên ngay hôm nay (1-8).
Khánh Minh
-
06-2012Bỏ độc quyền: Viễn thông làm được, vì sao điện - xăng dầu lại không?
-
06-2012Xăng giảm giá từ 14h, đại lý lắc đầu kêu 'không biết'
-
06-2012Tâm trạng mới với giá xăng
-
06-2012Giá xăng dầu trong nước không thể giảm tương ứng mức tăng
-
06-2012Bạn đọc viết: Thu phí theo đầu phương tiện dễ cho nhà quản lý, nhưng bất công
-
06-2012Thu phí giao thông: Vẫn dễ “Bộ”, khó Dân
-
06-2012Yêu cầu báo cáo Quốc hội việc thu phí hạn chế phương tiện
-
06-2012Chính quyền “gật đầu”, cử tri phản ứng phí hạn chế phương tiện
-
05-2012Kiến nghị giảm mức phí đường cao tốc TPHCM - Trung Lương
-
05-2012Giá xăng dầu: Lại giảm nhỏ giọt!