Bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình: 85% doanh nghiệp vận tải lắp đặt chỉ để…đối phó!?
Từ ngày 1/7 tới đây, tất cả các phương tiện kinh doanh vận tải bằng xe khách, xe buýt buộc phải có thiết bị giám sát hành trình -GPS. Sát “giờ G”, đơn vị quản lý khẳng định hết 30/6 sẽ xong, nhưng doanh nghiệp vận tải vẫn nặng tâm lý đối phó.
Sát “giờ G” vẫn ngổn ngang vấn đề
Tuy nhiên, theo Tổng Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), công việc lắp đặt hộp đen đối với các phương tiện đến hết ngày 30/6 sẽ hoàn thành, nhưng trong các văn bản, thông tư hiện nay của luật vẫn chưa có chế tài nào xử phạt doanh nghiệp sản xuất, lắp đặt thiết bị hộp đen nếu không đạt chuẩn.
Báo cáo của Tổng cục Đường bộ cũng cho thấy, trên cả nước chỉ có khoảng 15% tổng số phương tiện, thuộc các đơn vị vận tải quản lý tập trung, quan tâm đến khai thác thiết bị phục vụ cho quản lý và đảm bảo an toàn giao thông. Số còn lại phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã quản lý theo mô hình dịch vụ - hỗ trợ mặc dù có lắp đặt nhưng chủ yếu chỉ để được kiểm định và cấp phù hiệu kinh doanh vận tải chứ không phải vì mục đích quản lý.
Với 64 tỉnh/thành trên cả nước, hiện còn rất nhiều Sở Giao thông Vận tải chưa có hệ thống máy chủ để kiểm tra, theo dõi hoạt động của các loại xe thông qua hộp đen. Do đó, thủ tục kiểm tra, giám sát chất lượng hộp đen chủ yếu căn cứ vào... báo cáo của doanh nghiệp vận tải.
Bên cạnh đó, trên các quốc lộ, tuyến đường trọng yếu chưa có một trạm hoặc trung tâm kiểm soát hoạt động của ôtô thông qua hộp đen. Lực lượng công an, thanh tra vẫn chưa được trang bị đầy đủ máy móc để kiểm tra, xử lý các loại xe lắp đặt hộp đen.
Trước tình hình này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam khi xét xe theo chu kỳ cần kiểm định các tính năng kỹ thuật của hộp đen theo tiêu chuẩn quy định.
Ông Liên dẫn chứng: “Có những đơn vị vận tải tại Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) đã bị cắt xén các chi tiết về quản lý như: cảnh báo vượt tốc độ, thiếu cổng cắm USB để quản lý thông tin về lái xe... Thậm chí, lái xe cũng không biết được tính năng cảnh báo khi vượt quá tốc độ, hộp đen phát cảnh báo thì lái xe lại yêu cầu đơn vị lắp đặt cắt tiếng kêu vì gây điếc tai, khó chịu. Tại Hà Nội, 2 phương tiện của HTX Thăng Long đã bị Trạm đăng kiểm ép lắp hộp đen (khi đi đăng kiểm) trước lộ trình quy định ngay tại Trạm đăng kiểm (đơn vị lắp đặt do Trạm đăng kiểm gọi đến chỉ định lắp đặt), doanh nghiệp không nhận được tín hiệu...”.
Cũng theo ông Liên: “Phần lớn các doanh nghiệp đều không giám sát được chất lượng. Hay, một số đơn vị chỉ lắp để đối phó mà không sử dụng. Hay các chủ xe tư nhân chạy hợp đồng du lịch chỉ lắp để đối phó để kiểm định và xin cấp phép, còn tính năng của hộp đen bị cắt xén thì không ai quản lý”.
Ngoài ra, ông Liên cũng đề nghị cụ thể Tổng cục Đường bộ là cơ quan quản lý tuyến trên 1000km quản lý tín hiệu của các phương tiện hoạt động trên tuyến để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách và phát hiện phương tiện của các đơn vị hoạt động trên tuyến vi phạm để xử lý.
Quỳnh Anh
-
06-2012Tổ chức giao thông cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
-
06-2012TPHCM: Khách nước ngoài tố taxi nhái Mai Linh “chém đẹp”
-
06-2012Đeo biển số giả, mạo danh con lãnh đạo cao cấp
-
06-2012Thêm trạm thu phí ở cầu Bình Triệu
-
06-2012Xe tải đang đậu bốc cháy
-
06-2012Xe buýt có phục vụ tốt người dân?
-
06-2012Chuẩn bị thông xe 2 tuyến giao thông lớn
-
06-2012Hội thảo quốc tế: Nâng cao môi trường đầu tư phát triển CSHT giao thông
-
06-2012Triển khai thiết bị GSHT: Tích hợp nhiều tính năng để khai thác hiệu quả
-
06-2012TP.HCM chậm triển khai GPLX mới: GPLX giả hoành hành