Giảm ùn tắc tại thủ đô, Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Hoài Nam: Lần này làm thật chứ không phải trên giấy
Quyết tâm làm thật liệu có hết tắc? Ảnh: Kỳ Anh
Hà Nội đưa ra các giải pháp chống ùn tắc giao thông trong 3 năm tới với mục tiêu giảm 27 điểm ùn tắc và 40% thời gian ùn tắc. Bên lề kỳ họp thứ 5 HĐND TP.Hà Nội khóa XIV, ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP cho biết:
- Chương trình mục tiêu giảm ùn tắc lần này là hành động thật chứ không phải trên giấy nữa. Chương trình này, bây giờ HĐND mới bàn thảo thông qua, nhưng ngay từ đầu năm, nghị quyết của Thành ủy đã phân bổ dự toán trước 50 tỉ đồng để đầu tư, sẽ tiếp tục cân đối nguồn để bổ sung cho chương trình mục tiêu sắp tới để thực hiện ngay trong năm nay, chứ không chỉ là từ nay đến năm 2015. Chương trình mục tiêu lần này là rất quyết liệt.
TPHCM đã nghiên cứu biện pháp hạn chế xe ôtô vào trung tâm TP giờ cao điểm, đưa ra đề xuất ôtô đi giờ chẵn lẻ tại sao HN không nghiên cứu áp dụng? Có ý kiến cho rằng Hà Nội ngại đưa ra các giải pháp mạnh?
- Không phải thế, thật ra, TP.Hà Nội có cái khó riêng. Các cơ quan trung ương nằm trên địa bàn Hà Nội quá nhiều. Các cơ quan bộ đều đóng ở các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, tổng kết số lượng ô tô vào nội đô hiện nay thì tỉ lệ ôtô công cao rất nhiều so với ôtô cá nhân. Nếu Hà Nội làm không cẩn thận thì sẽ gây khó dễ cho các cơ quan trung ương trên địa bàn. Việc đặt vấn đề hạn chế phương tiện cá nhân vào giờ cao điểm vào khu vực nội đô phải có đề án tổng thể, Hà Nội không thể làm vội được.
Tại sao TP không sớm thảo luận vấn đề này trong khi đây là việc trước sau cũng phải thực hiện?
- Chủ trương hạn chế phương tiện giao thông cá nhân hiện đang được Bộ GTVT và một số địa phương liên quan phối hợp nghiên cứu, soạn thảo đề án trình Chính phủ. Hà Nội đã thất bại một lần rồi. Để làm được việc này, phải dựa trên quy hoạch tổng thể, gắn với lộ trình giải quyết vấn đề giao thông công cộng, tức là các loại phương tiện vận chuyển khối lượng lớn như xe buýt, xe điện trên cao, tàu điện ngầm... Phải có lộ trình và có phương tiện cho dân đi rồi mới tổ chức hạn chế phương tiện cá nhân, bao gồm ôtô và xe máy.
Di dời một số cơ sở như trường học, bệnh viện, nhà máy ra khỏi nội đô cũng là một biện pháp giảm ùn tắc giao thông. TP có quan tâm đến giải pháp này không?
- Hiện nay, TP đang xây dựng những quy hoạch phân khu, các quy hoạch chi tiết, thậm chí điều chỉnh các đồ án quy hoạch đã được duyệt trước đây. TP cũng xem xét rất kỹ việc xây dựng các công trình gì trên các nhà máy, bệnh viện đã di dời. Nguyên tắc là không biến những địa điểm đã được di dời thành chung cư để dồn nén mật độ giao thông vào đó nữa.
- Xin cảm ơn ông!
TPHCM đã nghiên cứu biện pháp hạn chế xe ôtô vào trung tâm TP giờ cao điểm, đưa ra đề xuất ôtô đi giờ chẵn lẻ tại sao HN không nghiên cứu áp dụng? Có ý kiến cho rằng Hà Nội ngại đưa ra các giải pháp mạnh?
- Không phải thế, thật ra, TP.Hà Nội có cái khó riêng. Các cơ quan trung ương nằm trên địa bàn Hà Nội quá nhiều. Các cơ quan bộ đều đóng ở các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, tổng kết số lượng ô tô vào nội đô hiện nay thì tỉ lệ ôtô công cao rất nhiều so với ôtô cá nhân. Nếu Hà Nội làm không cẩn thận thì sẽ gây khó dễ cho các cơ quan trung ương trên địa bàn. Việc đặt vấn đề hạn chế phương tiện cá nhân vào giờ cao điểm vào khu vực nội đô phải có đề án tổng thể, Hà Nội không thể làm vội được.
Tại sao TP không sớm thảo luận vấn đề này trong khi đây là việc trước sau cũng phải thực hiện?
- Chủ trương hạn chế phương tiện giao thông cá nhân hiện đang được Bộ GTVT và một số địa phương liên quan phối hợp nghiên cứu, soạn thảo đề án trình Chính phủ. Hà Nội đã thất bại một lần rồi. Để làm được việc này, phải dựa trên quy hoạch tổng thể, gắn với lộ trình giải quyết vấn đề giao thông công cộng, tức là các loại phương tiện vận chuyển khối lượng lớn như xe buýt, xe điện trên cao, tàu điện ngầm... Phải có lộ trình và có phương tiện cho dân đi rồi mới tổ chức hạn chế phương tiện cá nhân, bao gồm ôtô và xe máy.
Di dời một số cơ sở như trường học, bệnh viện, nhà máy ra khỏi nội đô cũng là một biện pháp giảm ùn tắc giao thông. TP có quan tâm đến giải pháp này không?
- Hiện nay, TP đang xây dựng những quy hoạch phân khu, các quy hoạch chi tiết, thậm chí điều chỉnh các đồ án quy hoạch đã được duyệt trước đây. TP cũng xem xét rất kỹ việc xây dựng các công trình gì trên các nhà máy, bệnh viện đã di dời. Nguyên tắc là không biến những địa điểm đã được di dời thành chung cư để dồn nén mật độ giao thông vào đó nữa.
- Xin cảm ơn ông!
Đà Nẵng: Thu học phí theo giá tiêu dùng. UBND TP Đà Nẵng ngày 11.7 cho biết, HĐND TP đã thông qua tờ trình về việc qui định, điều chỉnh một số loại phí áp dụng trên địa bàn. Từ năm học 2012-2013 học phí các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập với sẽ tăng khoảng 15% cho tất cả 4 vùng của các bậc học từ nhà trẻ, mẫu giáo, THCS, THPT và bổ túc văn hóa. Nguyên nhân tăng học phí, theo UBND TP.Đà Nẵng là do tình hình kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân năm 2011 so với năm 2010 là 17,5%. Ngoài ra, một số chế độ chính sách của nhà nước đã có thay đổi... Theo qui định này, từ năm học 2013-2014, Đà Nẵng sẽ áp dụng mức thu học phí được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm. An Thượng |
Tin mới cập nhật
Các tin khác
-
07-2012Phí cầu đường đè nặng doanh nghiệp vận tải: Dày đặc trạm thu phí
-
07-2012Phí cầu đường đè nặng doanh nghiệp vận tải: Giảm năng lực vận tải
-
07-2012Hà Nội cấm ôtô tại 40 tuyến phố trong kỳ thi đại học
-
06-2012Đằng sau việc xóa sổ bến xe Lương Yên (Hà Nội): Dự án cao ốc đánh bật người...
-
06-2012Phí cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: Cao nhất 280.000 đồng/lượt
-
06-2012Bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình: 85% doanh nghiệp vận tải lắp đặt...
-
06-2012Tổ chức giao thông cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
-
06-2012TPHCM: Khách nước ngoài tố taxi nhái Mai Linh “chém đẹp”
-
06-2012Đeo biển số giả, mạo danh con lãnh đạo cao cấp
-
06-2012Thêm trạm thu phí ở cầu Bình Triệu
Xem theo ngày:
Tin tiêu điểm