Bạn đọc viết: Mục đích thu phí hạn chế phương tiện đã có trong thuế tiêu thụ đặc biệt
Em thật buồn khi thấy các bác giới chức các ngành chức năng ở TP Hà Nội, TPHCM và các quan chức Bộ GTVT không coi trọng ý dân, nên mạn phép nhắc lại ý kiến nhiều người:
1/. “Phí hạn chế phương tiện cá nhân” theo lý giải của Bộ GTVT là trùng với thuế tiêu thụ đặc biệt. Vì vậy xin các bác giới chức hữu quan, các quan chức Bộ GTVT đừng cố biện minh để tận thu của dân. Nói hai loại phí và thuế nói trên trùng là vì:
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng của xã hội, được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe. Góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội theo định hướng của Nhà nước. Qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước.
Như vậy, thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng hướng dẩn sản xuất và điều tiết tiêu dùng xã hội (ví dụ hạn chế xe ô tô cá nhân).
Năm 2004, trên vietbao.com cho biết: bác Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ Công thương trả lời câu hỏi “Vì sao các năm tới, Chính phủ sẽ nâng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe con từ 24% như hiện nay lên 56%?” như sau: “Hạ tầng cơ sở ở VN chưa đáp ứng được nhu cầu nên Nhà nước không khuyến khích sử dụng xe con mà khuyến khích các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, xe khách... Chẳng hạn, nếu giảm thuế tiêu thụ đặc biệt thì rất nhiều người ở Hà Nội sẽ mua ôtô, lúc ấy không có đường mà đi. Cách đây 10 năm có một chiếc xe máy là rất quý nhưng hiện nay mỗi gia đình có tới 3-4 xe. Ôtô cũng vậy, nếu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt giá xe bằng với khu vực, trung bình 15.000-20.000 USD/chiếc, lúc đó nhiều người mua được, giao thông sẽ ách tắc ngay. Khi nào đường sá tốt, Nhà nước sẽ giảm hoặc bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt.”
Như vậy rõ ràng mục đích của thu phí "hạn chế phương tiện cá nhân" đã được thực hiện bằng thuế tiêu thụ đặc biệt. Đó là còn chưa kể:
+ Thông qua chế độ thu thuế tiêu thụ đặc biệt, Nhà nước động viên một phần thu nhập đáng kể của người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước.
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là công cụ để Nhà nước điều tiết thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước một cách công bằng hợp lý: ai tiêu dùng nhiều các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì nộp thuế nhiều hơn người tiêu dùng ít hoặc không phải nộp thuế nếu không tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ đó.
+ Việc ban hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt để điều chỉnh việc sản xuất, kinh doanh, lưu thông và tiêu dùng một số hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, chưa thật cần thiết cho nhu cầu xã hội. Thể hiện sự tăng cường quản lý, kiểm soát của Nhà nước một cách tập trung, chặt chẽ đối với các loại hàng hóa, dịch vụ này.
2/. Theo Pháp lệnh Phí và Lệ phí, Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ. Vì vậy theo em là: không thể có cái gọi là phí “hạn chế phương tiện cá nhân”.
Lại mong các bác giới chức các ngành hữu quan, các quan chức Bộ GTVT đừng cố biện minh để tận thu của dân nữa!!!
Lương Văn Xuân
email: luongvanxuan68@yahoo.com
-
06-2012Xe buýt không phải chiếc “đũa thần” giải quyết ùn tắc giao thông
-
06-2012Thuế bảo trì đường bộ: Thu thế nào, sử dụng ra sao để giữ được lòng tin của dân?
-
05-2012Tăng giá vé xe buýt từ 40 - 80%: Chất lượng phục vụ có tăng?
-
05-2012Phí cao tốc “ăn” vào lợi nhuận vận tải
-
05-2012Xe tải bị lật trong hầm chui sông Sài Gòn
-
05-2012Vinashin, Vinalines chứng tỏ tham nhũng nghiêm trọng hơn thời PMU18
-
05-2012Cục Đăng kiểm không có trách nhiệm vụ Vinalines mua ụ nổi No.83M?
-
05-2012Vụ tai nạn thảm khốc ở Đắk Lắk: Khả năng do nổ lốp xe
-
05-2012Xăng giảm thêm 600 đồng mỗi lít
-
05-2012Sẽ có chế tài, biện pháp mạnh hơn kéo giảm TNGT