Mức chế tài này được quy định tại nghị định 52/ 2012 của Chính phủ (thay thế nghị định 123/2005) quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Thượng tá Đinh Văn Ngàn - trưởng phòng tham mưu Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM - cho biết:
- Đây là quy định có tính răn đe cần thiết để ngăn ngừa cháy nổ do điện thoại di động gây ra, khi thiết bị này đã phổ biến trong tất cả người dân. Nghị định trên không chỉ cấm sử dụng điện thoại di động ở cây xăng mà cấm cả ở các khu vực như: kho dầu mỏ, trạm chiết nạp, cửa hàng kinh doanh các loại khí dầu mỏ, kho chứa hóa chất dễ cháy nổ, dễ bay hơi... Ngoài điện thoại di động, máy nhắn tin, máy ảnh, camera, thu phát sóng cũng bị cấm sử dụng tại các khu vực có nguy cơ cháy nổ kể trên. Mức phạt đối với hành vi sử dụng thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt ở những nơi có quy định cấm theo nghị định 52 cao gấp 10 lần so với quy định cũ.
Đứng xa trên 5m mới an toàn GS.TS Lê Huy Bá, nguyên viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường (ĐH Công nghiệp TP.HCM), cho biết: “Khi sử dụng điện thoại di động ở cây xăng, điện thoại có thể phát sinh tia lửa điện phóng ra gặp hơi xăng bốc lên, khả năng gây cháy nổ rất có thể xảy ra”. GS Bá giải thích tia lửa điện này phát sinh là do điện thoại bị đoản mạch, chạm mạch. Điện thoại, pin điện thoại kém chất lượng hoặc điểm tiếp xúc pin kém cũng có thể gây ra trường hợp đoản mạch, chạm mạch nêu trên. Theo ông Bá, sử dụng điện thoại cách cây xăng trên 5m mới an toàn. |
* Chỉ còn vài ngày nữa là nghị định 52 có hiệu lực, liệu đa số người dân có biết gọi điện thoại ở nơi có nguy cơ cháy nổ sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng?
- Công tác tuyên truyền là một trong những chức năng nhiệm vụ của Sở Cảnh sát PCCC. Nghị định 52 được ký ngày 14-6-2012 và từ thời điểm đó đến ngày nghị định có hiệu lực, chúng tôi đã tuyên truyền, phổ biến cho người dân bằng nhiều hình thức. Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật TP cũng đã in hàng chục ngàn tờ gấp về nội dung nghị định này để phát cho người dân và các cơ sở. Ngoài ra, các cấp chính quyền, báo chí... cũng tham gia tuyên truyền. Sau ngày 5-8, chúng tôi vẫn tiếp tục phổ biến về quy định này.
* Hành vi dùng điện thoại nơi có nguy cơ cháy nổ là dạng vi phạm quả tang. Như vậy có bất cập trong việc xử phạt không khi không phải lúc nào cảnh sát PCCC cũng có mặt ở hiện trường?
- Theo nghị định 52, thẩm quyền xử phạt các hành vi gây ra nguy cơ cháy nổ không chỉ có cảnh sát PCCC mà các lực lượng khác của công an nhân dân cùng lãnh đạo các cấp chính quyền đều có quyền xử phạt. Đồng thời, điều 5 nghị định 35 CP (quy định chi tiết một số điều thi hành Luật PCCC) cũng có nêu trách nhiệm PCCC của cá nhân là phải: “Ngăn chặn các nguy cơ phát sinh cháy và vi phạm quy định PCCC”. Như vậy nhân viên cây xăng hoặc người đổ xăng cũng có trách nhiệm ngăn chặn và báo cáo cho cơ quan chức năng về những hành vi như nghe điện thoại ở cây xăng. Do đó kể cả khi người có thẩm quyền xử phạt không có mặt thì hành vi này cũng có thể được ngăn chặn và báo cáo.
* Không phải ai cũng có điều kiện tiếp cận quy định này nên có thể sẽ có nhiều người vô tình vi phạm?
- Sự vô tình này của người dân sẽ không xảy ra nếu các cây xăng và các cơ sở khác chấp hành triệt để quy định tại nghị định 52. Điều 5 nghị định 52 quy định các cơ sở phải bố trí, niêm yết tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về PCCC theo quy định. Nếu người có trách nhiệm không phổ biến nội quy, quy định về PCCC cho những người trong phạm vi quản lý của mình cũng sẽ bị xử phạt.
VIỄN SỰ - NGỌC KHẢI thực hiện
Muốn xử phạt không dễ...
Đây là nhận định chung của nhiều chủ cây xăng về quy định xử phạt mới này. Ông Trần Đại Dũng, chủ cây xăng trên đường Cộng Hòa, Q.Tân Bình, TP.HCM, cho rằng việc người dân vừa đổ xăng vừa nghe điện thoại là chuyện diễn ra hằng ngày. “Chúng tôi vẫn nhắc nhở, nhưng nghe hay không là chuyện của người ta. Luật quy định phải nhắc nhở nhưng mình không thể làm gì được” - ông Dũng nói.
Về thẩm quyền xử phạt, ông Bùi Văn Thịnh - chủ tịch UBND P.Cầu Kho (quận 1) - cho rằng lực lượng có thẩm quyền tại phường, xã khó kiểm soát và xử phạt triệt để những hành vi gây nguy cơ cháy nổ. Theo ông Thịnh, đây là hành vi quả tang, phải phát hiện tức thời. Nếu chủ tịch phường có mặt phát hiện xử phạt thì theo quy định cũng phải có lực lượng khác lập biên bản. Phường không thể đủ nhân lực để phát hiện và xử phạt.
-
08-2012Hơn 2.000 lượt xe buýt hủy chuyến/tháng do tắc đường
-
08-2012Thêm 9 trạm thu phí tự động
-
07-2012Sở GTVT yêu cầu xử lý nghiêm các vi phạm
-
07-2012Ôtô tồn kho cả chục ngàn chiếc
-
07-2012Tiến tới Đại hội Lần thứ IV, HH Vận tải ôtô Việt Nam
-
07-2012Thiếu bến bãi, xe buýt đậu lòng đường
-
07-2012Về kết luận thanh tra sử dụng lòng đường, hè phố ở Hà Nội: Sở GTVT cho là...
-
07-2012Cục trưởng Cục quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa: “Không thể thích tăng giá xăng là...
-
07-2012Hà Nội: Phê duyệt giá dịch vụ xe ra, vào bến ô tô
-
07-2012Thành lập Quỹ Bảo trì đường bộ: Sẽ xóa bỏ những trạm thu phí nào?